Quy trình vận hành, bảo dưỡng và xử lý các sự cố lỗi của Máy phát điện

Địa chỉ: Số 7C, Đường Tân Hòa 2, P.Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM

Email: nguyenhungmpd@gmail.com

Quy trình vận hành, bảo dưỡng và xử lý các sự cố lỗi của Máy phát điện
Ngày đăng: 11/09/2017 05:28 PM

    QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ LỖI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

                                        *****************************************

     I.      TỔNG QUAN.

    -          Ngày nay, nhu cầu sử dụng nguồn điện dự phòng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, kể cả sinh hoạt trong đời sống là không thể thiếu. Mặc khác, có thể nói là nhu cầu thiết thực và cần thiết không thể thiếu tại các đô thị phát triển.

    -          Nói đến nguồn điện dự phòng, chúng ta lại nghĩ ngay đến cổ máy phát ra điện và chúng được gọi là Máy phát điện.

    -          Máy phát điện hiện nay lại được phân thành 02 loại: Máy phát điện công nghiệp ( Là dòng máy tạo ra nguồn điện năng dự phòng cho sản xuất, kinh doanh hoặc dùng trong sinh hoạt của nhiều hộ gia đình với mức tải điện năng lớn, ví dụ như: các tòa nhà chung cư, cao ốc, văn phòng công ty, trung tâm thương mại, nhà máy, resort, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ karaoke hay khu vui chơi…Và dòng máy thứ hai được gọi là máy phát điện gia đình được dùng cho sinh hoạt trong một hộ gia đình.

    -          Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới dòng máy phát điện có công suất lớn. Nhắc đến Máy phát điện công nghiệp thì chắc hẳn chúng ta biết đến rất nhiều thương hiệu được sản xuất từ rất nhiều nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới, điển hình như: Mỹ, Malaysia, Ấn độ, Đức, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…Với các thương hiệu như: Mitsubishi, Komatsu, Hino, Yanmar, Isuzu, Nissan, Mazda, Cummins, Doosan, Volvo, Duzt, Caterpilla, Man, Perkins, Huyndai…rất nhiều và rất nhiều.

    -          Theo nhận định về thị trường tại Việt Nam hiện nay của các đơn vị cung cấp Máy phát điện trên cả nước thì các thương hiệu máy được sử dụng nhiều nhất và làm hài lòng khách hàng, cũng như mang lại hiệu quả cho nhu cầu sử dụng được xướng tên như: Denyo, Mitsubishi, Komatsu, Hino, Yanmar, Isuzu…( Được sản xuất từ Nhật bản), Cummins( Mỹ, Singapore, Trung Quốc), Doosan, Huyndai( Hàn Quốc), Perkins( Malaysia, Trung Quốc).

    -          Nếu xét về chất lượng và giá trị sản phẩm thì các dòng Máy phát đến từ Nhật bản là có chất lượng và giá thành cao nhất. Theo cách tính tương đối, Một chiếc máy mới của nhật có giá trị cao gần gấp rưỡi máy được sản xuất từ Mỹ và gần gấp 04 lần máy được sản xuất từ Trung Quốc.

    -          Chính vì giá trị chênh lệch quá lớn, nên khách hàng lại có thêm một lựa chọn nữa là sử dụng chiếc máy phát điện cũ đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật bản hoặc từ Mỹ. Và hiện nay, đây là sự lựa chọn mang tính hiệu quả cực kỳ cao và chiếm thị phần trên 50% trên tổng thể các dòng máy được sử dụng trên cả nước. Và chúng còn có tên gọi khác là: Máy phát điện nhật bãi hay Máy phát điện hàng bãi( Tức nhập về còn nguyên bản, nguyên zin). Và quá trình lựa chọn dòng máy phát cũ này thì chúng ta đã đề cập đến trong phần tin tức trước.

    -          Để sử dụng một chiếc máy phát điện công nghiệp mới hay cũ đã qua sử dụng đạt được hiệu quả cũng như tuổi thọ cao, cho dù đó là dòng máy phát công suất lớn, trung bình hay nhỏ. Chúng ta phải hiểu rõ về quy trình vận hành.

     

             II. Quy trình vận hành cơ bản của Máy phát điện.

    2.1.Thao tác trước khi chuẩn bị khởi động Máy phát điện:

    -          Trước tiên, kiểm tra mức nhớt phải đủ từ que thăm nhớt: Mực nhớt phải nằm trong giới hạn vạch tiêu chuẩn trên que thăm nhớt.

    -          Kiểm tra két nước phải đầy nước làm mát: Mở nắp két nước kiểm tra( Tốt nhất có nước xanh làm mát trong két nước làm mát máy).

    -          Kiểm tra dây curo có bị chùng không, nếu chùng cần phải tăng thêm. Đồng thời kiểm tra cánh quạt làm mát két nước có bị vật cản gì không.

    -          Kiểm tra mức nhiên liệu dầu diesel trong bồn có đủ để hoạt động trong thời gian cần sử dụng không, tránh trường hợp hoạt động giữa chừng hết dầu lại mắc công thực hiện nhiều thao tác để khởi động lại và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất…

    -          Kiểm tra van đóng ngắt dầu( trường hợp có van dầu đóng ngắt) đã ở vị trí mở chưa.

    -          Kiểm tra đấu nối của bình ắc quy đã chắc chắn và đã sẵn sàng để khởi động chưa: Chú ý nếu máy phát điện có sử dụng cầu dao đóng ngắt bình thì không nên tháo cọc nguội của bình( trong trường hợp sợ hết bình do bình nuôi các hệ thống vi mạch trên tủ điện), còn nếu không có cầu dao đóng ngắt bình thì chỉ nên tháo cọc nguội của bình mỗi khi không sử dụng máy phát.

    -          Sau đó, tiến hành bật cầu dao bình qua chế độ ON để chắc rằng đã có nguồn cấp cho bộ đề của máy phát và các hệ thống điều khiển trên tủ điện.

    -          Kiểm tra lại nút nhấn khẩn cấp đang ở vị trí mở hoàn toàn chưa, vì đôi lúc vì sự cố gì đó người sử dụng dừng máy khẩn cấp và quên trả về vị trí mở thì nó sẽ giữ cục tắt máy ở chế độ tắt máy và không nhả ra nên không thể đề được máy.

    -          Kiểm tra ống khói và họng thoát hơi nóng không bị vật cản và đã thông thoáng.

    -          Tiếp đó, kiểm tra kỹ các đường ống dầu, đường ống nước, đường nhớt có bị rò rỉ gì không?

    -          Sau cùng, kiểm tra các hệ thống đèn báo lỗi( Đối với máy sử dụng hệ thống điện cơ) và kiểm tra màn hình báo lỗi( Đối với hệ thống điện điều khiển bằng màn hình LCD, nếu có lỗi xử lý trước vì không xử lý xong máy cũng không hoạt động.

    *** Các bước kiểm tra đã xong, chúng ta đã có thể bắt đầu khởi động Máy phát điện được rồi.

     

          3. Tiến hành khởi động Máy phát điện, thao tác đóng tải thiết bị và ngắt tải thiết bị.

    3.1.Các thao tác cần thiết của người vận hành:

    3.1.2. Đối với Máy phát điện sử dụng hệ thống điện bằng cơ:

    3.1.2.1. Khởi động Máy phát điện:

    - Bật chìa khóa đề máy sang vị trí” ON” khi đó thấy đèn tín hiệu phát sáng, chứng tỏ tín hiệu nguồn điện đã có và chuẩn bị cho việc khởi động máy sẵn sàng.

    - Tiếp đó, bật chìa khóa sang vị trí” START”-> Máy nổ.

    - Kiểm tra các thông số hiển thị trên các đồng hồ đã chính xác chưa: Tần số nằm ở mức 50-52Hz, Điện áp vol ra 3 pha 380V, Áp suất nhớt từ 3,5-4kg/cm3, vòng tua máy ở 1500-1560 v/p.

    - Cho máy nổ đều máy trong vòng 3-5 phút, tiến hành bật CB tải.

    3.1.2.2. Đối với máy phát điện kiểm soát hệ thống điện bằng màn hình LCD.

    - Khi nguồn điện cấp cho màn hình hiển thị, chúng ta cũng thực hiện thao tác kiểm tra trên màn hình có báo lỗi không, nếu có xử lý lỗi và reset lại màn hình. Tiếp đó, kiểm tra các thông số hiển thị đúng chưa: Về tần số: 50-52Hz, Điện áp từng pha 380V, áp suất nhớt, nhiệt độ nước...

    - Nếu các thông số đã chuẩn, nhấn nút" Start" để khởi động máy phát như trên.

    *** Chú ý, trong quá trình chạy máy phát điện thường xuyên theo dõi: áp suất nhớt, nhiệt độ nước, hiệu điện thế, và mức tải không vượt quá công suất máy...

     

    4. Đối với trường hợp sử dụng cầu dao đảo để đưa điện máy phát ra sử dụng cho các thiết bị tải.

    - Sau khi máy hoạt động ổn định và kiểm tra các thông số nằm trong giới hạn cho phép, chúng ta tiến hành đóng cầu dao đảo qua vị trí máy phát để cấp nguồn cho các thiết bị. Một điều quan trọng đối với các thiết bị có dòng khởi động lớn cần thiết lắp riêng những CB tải và cho những thiết bị này hoạt động trước, ví dụ như: Các motor 3 pha có dòng khởi động 3-3,5 lần đối với đấu sao-tam giác, 5-7 lần đối với đấu trực tiếp. Hạn chế đóng tải đồng thời, dòng dao động quá lớn có thể ảnh hưởng tới máy hoặc máy phát sẽ tắt khi gặp quá tải.

    - Kiểm tra chỉ số Ampe tải trên đồng hồ hiển thị ampe, không để vượt mức tải của máy cho phép.

    - Xem mức tải tối đa trên một pha tải để biết được mức tải của tòa nhà, cần thiết giảm bớt thiết bị để giảm tải.

    - Mức tải của thiết bị tòa nhà tốt nhất dao động từ 75%-85% công suất máy, vì khi máy hoạt động thời gian sẽ nóng lên, nhớt loãng, các chi tiết mỏi...máy sẽ tự động giảm tải, hoặc theo thời gian máy sẽ giảm tải do nhiều yếu tố thì với khoảng chênh lệch còn lại của máy sẽ đáp ứng tốt cho mức tải của thiết bị, giúp máy hoạt động bền, tăng tuổi thọ và hạn chế những sự cố lớn làm hỏng máy.

     

    5. Ngắt tải và tắt máy khi điện lưới hoạt động.

    - Giảm tải lần lượt bằng cách tắt bớt các thiết bị tải để máy phát nhẹ tải dần

    - Sau đó bật CB tải của máy phát sang vị trí " OFF" cho máy chạy từ 3-5 phút để nhiệt độ nước làm mát giảm, nhiệt độ máy giảm.

    - Tiến hành tắt máy

    6. Đối với trường hợp sử dụng hệ thống ATS( Tủ chuyển đổi nguồn tự động).

    - Đối với trường hợp có sử dụng hệ thống chuyển đổi nguồn tự động ATS, khi điện lưới ngắt. Trong vòng 10-30 giây do tùy chỉnh, hệ thống tủ ATS để xuất tín hiệu khởi động máy và và cấp dòng tải cho thiết bị.

    - Khi nguồn điện lưới có trở lại, tín hiệu sẽ báo và tự động chuyển về nguồn điện lưới và tự động dừng hoạt động máy phát.

    *** Có nghĩa trường hợp sử dụng hệ thống chuyển nguồn tự động mọi thao tác không cần đến người vận hành( nếu ATS hoạt động tốt và không gặp sự cố), nhưng đối với việc sử dụng ATS thì việc cân đối mức tải của tòa nhà và công suất của máy phát điện phải chuẩn, và thường thì công suất máy phát phải lớn hơn 25% mức tải của toàn thiết bị của tòa nhà thì tốt nhất.

     

    III. Bảo dưỡng, bảo trì Máy phát điện công nghiệp.


    - Đối với Máy phát điện công nghiệp, cho dù máy mới hay máy cũ( Nhật bãi) chạy dầu, để máy phát hoạt động tốt ổn định và tuổi thọ kéo dài mang lại hiệu quả cho đầu tư. Điều cần thiết, người sử dụng phải hiểu rõ về định kỳ bảo dưỡng, và thay thế các thiết bị cần thiết cho máy phát điện.

    1. Về định kỳ thay nhớt cho Máy phát điện 3 pha.

    Nhớt bôi trơn là thành phần quan trọng nhất đối với động cơ của máy phát điện, vừa giúp hệ thống truyền động hoạt động được và còn giúp cho hoạt động trơn tru ổn định. Thiếu nhớt ít sẽ gây hoạt động không trơn tru, và giải nhiệt không tốt, thiếu nhớt trầm trọng sẽ gây bó máy, gãy xupap, bể piston, xy lanh, nứt lốc máy...Khi máy phát điện hoạt động thời gian dài, độ nhớt loãng hoặc dơ...ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của động cơ, vì vậy cần chú ý đến  định kỳ thay nhớt cơ bản như sau:

    - Đối với Máy phát điện mới nhập khẩu: Sau 50 giờ hoạt động đầu tiên nên thay nhớt. Và những lần tiếp theo sau: Cứ 250-300 giờ hoạt động của máy nên tiến hành thay nhớt.

    - Đối với Máy phát điện cũ hàng nội địa bãi: Chu kỳ khoảng 200 giờ hoạt động của Máy nên tiến hành thay nhớt.

    2. Về định kỳ thay lọc nhớt cho máy phát công nghiệp.

    - Thay lọc nhớt được tiến hành đi đôi với việc thay nhớt: Căn cứ về định kỳ thay nhớt như trên tiến hành thay lọc nhớt luôn.

    3. Về định kỳ thay lọc gió của máy phát điện

     

    Qúy khách có nhu cầu và cần tư vấn, vui lòng liên hệ: 0939.363.792 Mr. Hùng

     

     

     

    0
    Map
    Zalo
    Hotline